Hướng dẫn bố trí điều hòa âm trần đạt hiệu quả tốt nhất
Điều hòa âm trần là lựa chọn được nhiều gia đình hiện đại ngày nay. Sản phẩm có diện tích làm mát lớn, tiết kiệm điện nên được lắp đặt ở phòng khách, quán cà phê, văn phòng. Để biết cách lắp đặt, bố trí điều hòa âm trần đúng, bạn hãy theo dõi bài viết của Điều hòa nội thất.
Điều hòa âm trần là gì?
Điều hòa âm trần là thiết bị máy lạnh thiết kế chìm ở trong phòng. Nó được gắn trực tiếp với trần nhà hoặc cửa ra vào. Ống thoát nước có khả năng tự bơm ga cho nên sử dụng điều hòa không cần xử lý độ dốc như các sản phẩm điều hòa khác.
Dàn điều hòa là bộ phận chính của hệ thống làm lạnh. Dàn thực hiện nhiệm vụ trao đổi nhiệt được gắn âm trần ở nơi có diện tích cần làm mát lớn như đại sảnh, hội trường, phòng họp… Phần thân điều hòa được lắp chìm vào trong trần nhà, chỉ có một phần mặt nạ dàn lạnh hở ra.
Điều hòa âm trần có nhiều ưu điểm như khử âm và khử bụi tốt. Do vậy, sản phẩm có thể lắp đặt tại khu vực đòi hỏi thẩm mỹ cao.
Cách lắp đặt điều hòa âm trần
Việc thiết kế, bố trí, lắp đặt điều hòa âm trần cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, kỹ thuật cao.
Nên chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh sao cho phù hợp
Phía trên phần trần mặt ống cần tạo cổng riêng để hỗ trợ bảo trì, bảo dưỡng khi cần thiết. Khi chọn vị trí lắp đặt, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
-
Nên chọn vị trí lắp đặt không chịu ánh nắng trực tiếp từ ánh mặt trời;
-
Cần đảm bảo lắp đặt ở vị trí luồng không khí được phân phối tối ưu, hòa đều. Trường hợp khoảng cách trần và sàn lớn hơn 3m thì luồng không khí bị ảnh hưởng hiệu quả tán nhiệt giảm;
-
Đảm bảo nước ngưng tụ được thoát ra an toàn và chính xác;
-
Lắp đặt ở vị trí dàn lạnh ở nơi dễ tháo rời để tháo lắp, vệ sinh bộ lọc khí;
-
Không lắp đặt ở nơi có các thiết bị gây nhiễu trong khoảng cách 1m trở lên.
-
Lắp đặt điều hòa âm trần ở vị trí xa đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt.
Lắp điều hòa âm trần
Sau khi xác định đúng vị trí lắp đặt dàn lạnh, thợ điện dùng dụng cụ chuyên dụng để khoan lỗ treo 4 ty. Lỗ treo ty cần được khoan vuông góc với mặt sàn để máy lạnh không bị xô lệch trong không gian.
Tiếp tục gác dàn lạnh lên vị trí đã khoan đặt. Nên đảm bảo duy trì khoảng cách giữa trần nhà và thạch cao đủ tiêu chuẩn để che giấu được dàn lạnh âm trần.
Lắp đặt dàn nóng
Sau khi lắp đặt xong dàn lạnh, thợ điện tiếp tục lắp đặt dàn nóng. Thợ nên kiểm tra độ ngang và độ chắc chắn của nền đặt cược nóng. Điều này nhằm đảm bảo quá trình điều hòa vận hành không tạo âm thanh bất thường.
Sử dụng bu lông neo để cố định dàn nóng nhằm đảm bảo dàn nóng thăng bằng, không ngã. Tiến hành lắp đặt đế và cao su chống rung nhằm giữ bề mặt đế và tấm nền dàn nóng.
Lắp đặt ống gas
Thợ điện tiến hành hàn đường ống trước khi siết và làm sạc đường ống bằng khí nitơ. Tiếp tục uốn đường ống theo hướng di chuyển và siết chặt bằng cờ lô, nối đường ống bằng van phụ trợ. Sau khi hoàn thành công đoạn nối kết, thợ điện tiếp tục sấy chân không cho đường ống.
Nối ống xả trong nhà
Ông xả của điều hòa âm trần phải có độ dốc xuống và có biện pháp cách nhiệt cho ống xả. Đường kính bên ngoài cần nối ống xả với khối lạnh trong nhà là 32 mm, chiều cao ống khoảng 850mm. Bạn cần thực hiện xả nước trước để kiểm tra đường ống có bị rò nước hay không.
Lắp đặt lớp cách nhiệt
Bông thủy tinh dày 10-20mm được dùng để cách nhiệt tốt hơn. Cách phòng trừ trường hợp nước rò rỉ trong tường, bạn nên lắp đặt xi phông tiêu nước.
Cài đặt
Thợ điện cần mở bộ điều khiển từ xa có dây để cài đặt chế độ. Thiết lập công tắc trượt đến vị trí đặt. Sau đó, đóng nắp và kiểm tra hoạt động của máy điều hòa.
Lắp đặt mặt nạ
Bạn tiến hành tháo cửa hút khí, nắp và gắn chốt trang trí. Tiếp tục mở nắp hộp và lắp đầu nối vào cánh đảo gió. Như vậy, điều hòa âm trần đã có thể hoạt động được. Bạn hãy khởi động thiết bị để vận hành thử nghiệm. Lưu ý, nên thử cả hai chế độ lạnh và chế độ sưởi.
Như vậy, các thông tin về điều hòa âm trần đã được Điều hòa nội thất mang đến với bạn. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với VDH để được hỗ trợ nhanh chóng.